Những mẹ bỉm mới làm quen với việc cho con bú đôi khi cảm thấy lo lắng không biết bé đã bú đủ lượng cần thiết chưa? Vì tất cả mọi bà mẹ đều luôn mong muốn con mình nhận được tất cả các chất dinh dưỡng mà sữa non mang lại, nhưng thực tế rất khó để biết được bé bú bao nhiêu là đủ. Bài viết sau đây sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn đấy.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy: “Nuôi trẻ sơ sinh là một vấn đề khiến nhiều người mới lần đầu làm mẹ căng thẳng. Với những câu hỏi như: “Con có đang đói không?”, “Bao lâu con bú một lần?”… luôn xoay quanh tâm trí của các mẹ. Thay vì tính toán lượng sữa mà bé bú, thời gian mà bé đói thì bạn hãy chú ý quan sát những hành vi của bé để làm sao biết bé đang đói một cách đơn giản nhất.”
Làm sao biết bé đang đói?
Nếu như bé bú không đủ sữa diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến các hệ quả đáng lo ngại như: bé bị suy dinh dưỡng, tăng trưởng chậm, kém thông minh,… Với những biểu hiện sau đây sẽ giúp mẹ biết được khi nào con thiếu sữa để kịp thời khắc phục, mang đến cho con nền tảng dinh dưỡng vững chắc từ những năm đầu đời.
Trẻ quấy khóc, cáu kỉnh
Mẹ bỉm có thể dễ dàng nhận biết các biểu hiện như con cáu kỉnh hay quấy khóc vì chưa được thỏa cơn đói sau mỗi cữ bú và bày tỏ mong muốn được bú thêm. Đặc biệt, tiếng khóc của bé khi đói thường nhỏ, ngắn cùng với âm lượng lên xuống liên tục.

Bé thường há miệng, thè lưỡi, mút môi
Khi các bé bắt đầu cảm nhận được cơn đói, trẻ thường sẽ có những biểu hiện khát sữa như: há miệng, lè lưỡi, không ngừng mút môi. Đây là những biểu hiện thường hay gặp mỗi khi trẻ đói, vì vậy mà bạn cần chú ý để có thể cho bé bú mỗi khi bé đói nhé.
Trẻ đi tiểu ít và số lượng tã ướt ít
Để biết bé có bú đủ sữa hay không thì bạn có thể theo dõi số tã ướt mỗi ngày là sẽ xác định con có bú đủ sữa hay không. Từ ngày đầu chào đời, nếu lượng tã ướt của các bé ít hơn con số tiêu chuẩn thì đây rất có thể là biểu hiện bé bú không đủ sữa mẹ:
- Ngày 1-2: 1-2 tã/ngày
- Ngày 2-6: 6-8 tã/ngày
- Sau 6 tuần tuổi: 6-8 tã/ngày
Đồng thời, nước tiểu của bé có màu nhạt và ít cũng chính là dấu hiệu cơ thể con chưa được nạp đầy đủ lượng nước cần thiết.
Các lần bú quá ngắn hoặc quá dài
Mẹ cần lưu ý rằng thời gian trung bình cho một cữ bú sữa của bé là khoảng 10-20 phút. Nếu cữ bú của con quá ngắn (dưới 5 phút) hoặc là quá dài (hơn 1 giờ) thì đây cũng là dấu hiệu trẻ đang bị thiếu sữa. Nếu tình trạng này chủ yếu do con ngậm ti sai cách hoặc cũng có thể là do lượng sữa tiết ra quá ít khiến trẻ gặp khó khăn khi bú.

Trẻ làm nhiều cách để tìm kiếm mẹ
Ngay từ khi chào đời, các bé đã nhận biết được cái chạm má từ mẹ và phản ứng lại bằng cách quay đầu sang bên má bị chạm. Vì thế, khi bé khát sữa thì con sẽ liên tục quay đầu sang hai bên để tìm kiếm mẹ.
Hướng dẫn cách cho bé bú bình đúng và chuẩn nhất
Để có thể giúp trẻ bú được lượng sữa vừa đủ, tốt nhất bạn hãy cho trẻ bú bình một cách từ từ và nghỉ ngơi một chút để trẻ có cơ hội cho bạn biết khi nào trẻ bú đủ. Nếu con bú quá nhanh, hãy giúp con lấy lại hơi thở bằng cách nghỉ ngơi sau mỗi 10 lần bú. Điều này đặc biệt quan trọng trong những tháng đầu tiên, bạn hãy áp dụng cho đến khi trẻ học cách tự điều chỉnh.
Khi con bắt đầu ăn thức ăn đặc hơn, lúc này con cũng bắt đầu bú ít sữa hơn. Khi con bạn gần gần được 1 tuổi thì bé có thể bú sữa mẹ ba đến bốn lần một ngày. Bạn có thể tiếp tục nuôi con qua 1 tuổi bằng việc bổ sung thêm sữa nếu bạn và trẻ muốn. Mặc dù bé sẽ nhận được hầu hết dinh dưỡng từ thức ăn đặc nhưng sữa vẫn là nguồn dưỡng chất quan trọng giúp bé phát triển toàn diện.

Cho bé bú đủ và đúng cách không chỉ cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết giúp bé khỏe mạnh và thông minh hơn. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp cho các mẹ bỉm tự tin hơn, không còn lúng túng khi chăm trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải lựa chọn sữa non chất lượng và phù hợp với cơ thể của bé nữa nhé!