Trẻ sơ sinh bị nôn trớ là hiện tượng thường gặp kèm theo ợ hơi nhiều lần trong ngày. Đây là tình trạng khiến cho nhiều bậc phụ huynh lần đầu chăm sóc con nhỏ cảm thấy thấy lo lắng, vì không hiểu nguyên nhân vì sao có triệu chứng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và một số mẹo xử lý tại nhà đơn giản.
Theo bác sĩ khoa nhi có chia sẻ: “Trẻ sơ sinh hay bị nhợn là cảm giác buồn nôn, nhưng cơn nôn thực sự không xảy ra. Thực tế, nôn và buồn nôn là những triệu chứng khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi chứ không riêng gì trẻ sơ sinh và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở trẻ sơ sinh buồn nôn nhưng không thể giao tiếp với người lớn, nên các dấu hiệu trẻ sắp nôn thường bị bỏ qua”.
Trẻ nhỏ hay bị nhợn có nguy hiểm không?
Hay bị nhợn khi bú sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh đặc biệt là khi trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi. Thực tế, nhợn là tình trạng cổ họng có vật cản, cảm giác khó chịu nên dẫn đến buồn nôn. Có rất nhiều nguyên nhân gây buồn nôn ở trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp, trẻ bị nhợn là do ăn uống hoặc có đờm do bị cảm hay viêm họng. Do đó, ba mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng này, vì trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục sau vài ngày nếu như bạn áp dụng các mẹo chăm sóc phù hợp.
Thông thường, trẻ sơ sinh chỉ bị nhợn khoảng 1 – 2 ngày do dạ dày trẻ chưa ổn định vì trẻ ăn quá no. Tuy nhiên, trong những trường hợp trẻ bị nôn ói không được bù nước liên tục, kèm theo sốt trên 38 độ C, tiêu chảy hay là bỏ bú là những dấu hiệu cần được quan tâm ngay. Lúc này, trẻ cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì để có hướng giải quyết phù hợp.
Cách xử lý hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị nhợn
Nếu như trẻ bị nôn, mẹ nên để trẻ ngồi thẳng lưng, nằm trên và sau khi trẻ ọc sữa hay nôn trớ thì cần lau rửa sạch miệng cho trẻ. Lúc này, mẹ nên chờ trẻ ổn định và tiếp tục theo dõi trẻ để biết các triệu chứng khác. Để giúp hạn chế tình trạng trẻ tiếp tục nôn thì mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
Giữ ấm cho trẻ
Giữ ấm đầy đủ cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì lúc này cơ thể trẻ cần được giữ ở trạng thái lý tưởng khó bị vi khuẩn bên ngoài tấn công. Điều này cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị nhợn. Hai thời điểm quan trọng nhất để giữ ấm cho trẻ là:
- Trước khi đi ngủ: Nếu thời tiết nắng nóng thì bạn nên hạn chế mang bao tay, bao chân hay đội mũ cho trẻ. Khi mẹ cảm thấy thời tiết lạnh thì hãy cho trẻ mặc nhiều lớp quần áo mỏng để giữ ấm chứ lưu ý là không nên mặc một lớp áo dày.
- Khi đi ra ngoài: Mẹ nên cho trẻ mặc quần áo giữ ấm, đeo bịt tai, găng tay cùng với tất chân và quan trọng nhất là phải giữ ấm cổ cho trẻ.
Hạn chế cho trẻ nằm sau khi bú no
Các mẹ bỉm nên lưu ý là không cho trẻ nằm ngay sau khi bú để hạn chế sữa trào ngược lên. Thậm chí, sau khi cho trẻ bú thì mẹ nên bồng trẻ lên và giúp trẻ ợ hơi để đẩy hết lượng khí thừa trong suốt quá trình bú. Điều này sẽ giúp làm giảm cảm giác nhợn hoặc nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
Cho trẻ bú đúng tư thế
Để giữ an toàn cho trẻ không bị nhợn, nôn trớ sau khi cho con bú sữa thì các mẹ cần lưu ý:
- Đầu, thân và mông của trẻ phải nằm trên một đường thẳng. Đặc biệt khi cho con bú thì mẹ nên đỡ đầu, vai và mông của bé.
- Khi trẻ bú, mẹ lưu ý là phải để bụng của trẻ phải áp với bụng mẹ.
- Mặt của trẻ phải được bế hướng về phía ngực.
- Mũi của trẻ thì phải hướng về phía núm vú.
Bổ sung thêm men vi sinh
Bổ sung men vi sinh cho trẻ giúp tăng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Các vi khuẩn có lợi trong đường ruột có vai trò giúp ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn có hại, tái cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, các vi khuẩn có lợi được bổ sung vào còn kích thích sản sinh tế bào lympho, sản xuất nhiều kháng thể IgA, IgE,… giúp cải thiện hệ tiêu hóa, đường ruột khỏe mạnh giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt là tránh được bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng trẻ thường xuyên bị nhợn hay nôn trớ.
Với những thông tin chia sẻ trên, hy vọng mẹ bỉm có thể giảm bớt nỗi lo lắng và dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bé. Các bậc phụ huynh cũng nên thường xuyên theo dõi trẻ và các triệu chứng kèm theo khi trẻ bị nhợn để có hướng điều trị kịp thời giúp trẻ nhanh chóng trở lại sức khỏe bình thường.