Ốm nghén là thử thách đầu tiên của hành trình mang thai, việc chọn đúng thực phẩm không chỉ giúp mẹ vượt qua cơn khó chịu mà còn nuôi dưỡng thai nhi một cách tốt nhất. Vậy, đâu là bí quyết dinh dưỡng vừa làm dịu cơn buồn nôn, vừa hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của bé yêu? Cùng khám phá những món ăn lý tưởng để mẹ bầu có thể vừa đẩy lùi cảm giác khó chịu, vừa bảo đảm dinh dưỡng cho thai nhi.
Dấu hiệu nhận biết
Đây là hiện tượng mà phần lớn các phụ nữ mang thai đều phải đối mặt. Triệu chứng thường gặp bao gồm cảm giác đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa, thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy và sau các bữa ăn.
Trong giai đoạn 8-9 tuần đầu của thai kỳ, nhiều bà mẹ bắt đầu cảm nhận rõ rệt các dấu hiệu, gây ra sự khó chịu đáng kể. Mặc dù các triệu chứng này thường giảm dần sau 12 tuần, không ít người vẫn phải chịu đựng cơn khó chịu kéo dài suốt thời gian mang thai. Mức độ có thể khác nhau giữa các phụ nữ: có người trải qua trình trạng nặng, một số chỉ gặp triệu chứng nhẹ vài lần, và cũng có những bà bầu không gặp tình trạng này.
Một số nghiên cứu cho thấy, nghén bầu không phải là dấu hiệu tiêu cực mà báo hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh và có liên quan đến tỷ lệ sảy thai thấp hơn 50-70% so với không nghén.
Những yếu tố kích thích cảm giác
Nguyên nhân chính là sự gia tăng nồng độ hormone HCG (human chorionic gonadotropin) và progesterone. Sự tăng lên của hai hormone này được xem là yếu tố quan trọng góp phần vào các triệu chứng ốm nghén mà nhiều mẹ trải qua.
Ngoài ra, một vài các yếu tố kích thích cảm giác này ở mẹ cũng phổ biến như nhạy cảm với mùi và tình trạng dày, ảnh hưởng đến cảm giác buồn nôn. Đường huyết không ổn định và tình trạng dạ dày nhạy cảm góp phần làm tình trạng này nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, căng thẳng và mệt mỏi cũng làm tăng mức độ khó chịu, trong khi thực phẩm nhiều gia vị hoặc quá ngọt có thể kích thích triệu chứng. Không những vậy, yếu tố di truyền cũng có thể đóng vai trò trong cảm giác đó như thừa hưởng sự nhạy cảm với nghén từ mẹ hoặc bà của mình.
Mẹ bầu Nên Ăn Gì?
Khi gặp phải tình trạng nặng, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống để vừa giảm cảm giác buồn nôn, vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Để làm dịu dạ dày và giảm triệu chứng, có thể bổ sung các thực phẩm sau:
- Gừng: Gừng chứa các hợp chất gingerol và shogaol giúp giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa và buồn nôn. Bà bầu có thể dùng trà gừng hoặc kẹo gừng để cải thiện triệu chứng.
- Quả me và quả sấu: Me và sấu có tác dụng chữa nôn ói và chán ăn. Nấu nước me hoặc sấu để uống có thể giúp cải thiện triệu chứng.
- Sản phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua và sữa công thức cho mẹ bầu chứa các chất kháng axit tự nhiên, giúp trung hòa axit trong dạ dày và giảm cảm giác buồn nôn.
- Bánh mặn: Bánh mì nướng và bánh quy mặn chứa nhiều carbohydrate giúp làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, từ đó giảm cảm giác buồn nôn.
- Khoai lang và khoai tây: Khoai lang giàu chất xơ và vitamin có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé. Khoai tây hấp hoặc nướng cũng là lựa chọn tốt để làm giảm cảm giác buồn nôn.
Ngoài việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, mẹ nên hạn chế các món ăn cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ và các loại đồ uống có cồn. Đồng thời, cần duy trì một chế độ nghỉ ngơi hợp lý và nếu triệu chứng nghén quá nặng, nôn mửa nhiều, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bằng cách lựa chọn những món ăn bổ dưỡng và dễ tiêu, mẹ bầu không chỉ cảm thấy thoải mái hơn trong giai đoạn này mà còn đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Vậy nên, hãy luôn lắng nghe cơ thể và đừng ngần ngại thử nghiệm các lựa chọn thực phẩm để tìm ra những gì phù hợp nhất cho mình và em bé.